742 lượt xem
Trà đạo Nhật Bản trong tiếng Nhật được gọi là Chanoyo là một trong những truyền thống lâu đời của người Nhật. Đó là một nghi thức chuẩn bị và uống trà. Trà đạo của người không chỉ là uống trà mà còn về thẩm mỹ và trang trọng. Việc chuẩn một trách trà kỹ lưỡng buổi tiệc thể hiện sự hiếu khách của chủ nhà với khách mời
Ngày nay, nghệ thuật trà đạo nhật bản được xem như một di sản nước văn hóa của nước Nhật mà nhiều du khách đến Nhật quan tâm. Vì vậy bài viết này sẽ hướng dẫn sơ lược về nghệ thuật này cho mọi người
Cây trà được biết đầu tiên ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 4, ở thời kỳ này nó vẫn chưa được biết đến ở Nhật Bản. Vào thế kỷ thứ 8, những hạt giống đầu tiên bắt đầu du nhập vào Nhật Bản
Do thời kỳ đầu Nhật Bản không cây trà nên nó được xem là một mặc hàng quý giá mà chỉ có tầng lớp thượng lưu mới có thể sử dụng, đó cũng là nguyên do mà trà đạo trở nên trang trọng ở Nhật Bản
Mãi đến thời kỳ Muromachi (1333-1573) trà mới trở nên phổ biến trong tất cả các tầng lớp của Nhật Bản. Trong khoảng thời gian này, buổi tiệc trà được tổ chức một cách đơn giản hơn và chủ yếu có nhấn mạnh đến yếu tố tâm linh, phong cách này được phát triền bời Murata Shukou và sau này ông được xem như cha đẻ của nghệ thuật này
Buổi lễ ngoài trà ra nó còn kết hợp với nhiều yếu tố khác mang giá trị truyền thống của người Nhật như: Kiến trúc phòng trà, cảnh quan sân vườn, tranh vẽ, nghệ thuật cắm hoa, gốm sứ, thư pháp…
Có thể bạn quan tâm: Gốm sứ Nhật Bản
Mục tiêu cuối cùng của buổi lễ trà tạo ra một sự giao tiếp thoải mái về tinh thần thông qua việc uống trà trong bầu không khí tĩnh lặng. Tăng cường mối quan hệ thân mật giữa khách và chủ nhà
Với người Nhật trà đạo mang triết lý với 4 chữ sau:
Wa, Kei, Sei, Jaku – với ý nghĩa: hài hòa, tôn trọng, thuần khiết, yên bình
Wa – hài hòa: là sự hòa hợp giữ phòng trà, kiến trúc trong phòng và khu vườn bên ngoài
Kei – Tôn trọng: Khách được tôn trọng trong buổi trà mà không quan tâm địa vị xã hội của họ thế nào, sự tôn trọng của chủ nhà thể hiện ở sự cận thận trong lúc pha trà và sự quan sát ly trà của khách
Sei – thuần khiết: Bước vào phòng trà mọi người bỏ qua những lo lắng, toan tính ngoài cuộc sống
Jaku – Yên bình: Hay còn gọi là sự tĩnh lặng, khi dùng trà mọi cảm nhận sự yên tĩnh thoáng mát cuộc sống chậm lại không màng tới nhữ lo toan tất bật ngoài cuộc sống
Một buổi trà chính thức có thể kéo dài nhiều giờ, bắt đầu là uống trà đậm và cuối cùng là uống một ly trà nhạt được ăn kèm với bánh ngọt
Khi bạn đến Nhật Bản có thể bạn sẽ chưa nhận biết được nghi thức trước khi bước vào phòng trà. Những điều sau đây sẽ giúp bạn có kiến thức cơ bản để bước vào buổi lẽ nghiêm túc hơn và trải nghiện tốt hơn
Ăn mặc gọn gàng lịch sự trước khi bước vào phòng. Tránh dùng mùi nước hóa quá nồng sẽ làm mất đi cảm nhận mùi trà
Tại nhật bản trước khi bước vào phòng trà bạn sẽ có thể đi ngang một khu vườn với không gian yên tĩnh. Tại đây thường có chậu nước để du khách có thể rửa tay trước khi bước vào
Phòng trà được bố trí theo kiểu truyền thống của Nhật Bản, lối đi vào phòng thường thấp người đi phải cúi xuống, điều này thể hiện sự khiêm nhường trong văn hóa Nhật Bản.
Sau khi cuối chào, người chủ sẽ ngồi gần vị trí pha trà còn khách sẽ ngồi trên sàn chờ được dâng trà
Người chủ thường chủ bị tra ngay trước mặt khách. Các dụng cụ chính để pha trà bào gồm: Chổi đánh trà, bột trà xanh, muỗng trà, cốc trà, bánh ngọt, ấm đung nước, và bếp đun
Bánh ngọt sẽ được phục vụ trước khi uống trá. Cốc trà sẽ được đặt trước mặt bạn, mặt trước của nó sẽ hướng về bạn. Bạn cầm lý trà lên bằng tay phải và đặt nó vào lòng bàn tay trái, kế tiếp xoay ly trà 90 độ sao cho mặt trước của nó không còn quay về hướng bạn sau đó từ từ uống một ngụm rồi đặt ly trà về vị trí cũ, Cúi đầu để thẻ hiện lòng biết ơn khi nhận được trà
Sau khi hiểu rõ những kiến thức cần biết thì đây là các bước của một buổi lễ trà đạo Nhật Bản
Bước 1: Vào ngày tổ chức trà đạo người chủ thường chuẩn bị rất sớm để đón tiếp thể hiện sự trong tộn của họ trong việc chuẩn bị kỹ lưỡng
Bước 2: Chủ sẽ dẫn khách qua một khu vườn để rửa tay tượng trưng cho việc rủ bỏ mọi muộn phiền bên ngoài
Bước 3: Người chủ quỳ trên sàn, lau sạch dụng cụ và đun sôi nước
Bước 4: Người chủ lấy miếng vải lụa trong người ra và dùng nó để nhắc ấm đun nước
Bước 5: xanh tra matcha sẽ được pha với nước nóng để tạo thành 1 ly trà
Bước 6: Bát trà sẽ được trao cho vị khách đầu tiên gần chủ nhất, sau khi uống 1 ngụm sẽ chuyền cho người kế tiếpp
Bước 7: Trong quá trình uống trà bạn có thể dùng kẹo hoặc bánh ngọt đễ thưởng thức trà
Bước 8: Sau khi cốc trà được chuyền lại cho chủ nó sẽ được rửa sạch và buổi lễ kết thúc
Mặc dù là khách hay chủ cũng có tuân thủ những quy tắc cơ bản:
1 – Trang phục nghiêm túc tránh hở hàng, quần sọt thể hiện sự tôn trọng đối với chủ
2 – Nên đến sớm 1 tý
3 – Tháo giày và mang dép của chủ nhà và đợi mời vào
4 – Tất cả khách nên thể hiện sự tôn trọng chủ nhà bằng cách thưởng thức phòng trà và uống trà trong sự hân hoạn khen ngợi
5 – Không nói chuyện nhỏ mà tập trung vào buổi lễ
6 – Cuối cùng là sau khi uống xong nhớ làm sạch nước trên thành ly trước khi chuyền cho người khác
Mặc dù có nhiều nguyên tắc khắc khe nhưng nó thể hiện văn hóa độc đáo của người Nhật
Người Nhật quan tâm đến từng chi tiết nhỏ trong buổi trà đạo mặc từ cách chuẩn bị căn phòng cho đến cách pha trà. Pha trà là một trong những yếu tố quan trọng giúp buổi trà đạo thành công
Loại trà được sử dụng trong trà đạo Nhật Bản là trà Matcha xanh đó là 1 loại trà dạng bột, và chứ lượng cafein rất cao giúp người uống trở nên hưng phấn chính. Nó được sản xuất với rất công phu vì vậy mà giá cũng rất cao
Quá trình sản xuất trà matcha công phu bởi cây trà phải được đặt trong bóng râm từ 3 tuần đến 2 tháng trước khi thu hoạch sau đó lá được đem nghiền thành bột và kết quả được cho ra là tra matcha
Dụng cụ cần thiết: một dụng cụ khuấy bằng tre, một cốc đựng trà, một bộ lọc trà, một dụng cụ mút trà, và bột trà
Múc 1 muỗng khoảng 2gram hoặc nữa muỗng cafe bột matcha bỏ lên bọ lọc trà
Khuấy trà trên bọc lọc vào cốc trà, điều này giúp trà được mịn hơn và không đống cục
Kết quả sau khi rây bột
Đổ nước sô vào cốc, sau đó chờ trong khoảng 1 phút để cho nước nguội bớt
Dùng dụng cụ khuấy thật đều, khuấy trong khoảng 15 giây bạn sẽ thấy màu nước trà trổ nên tươi xanh rất bắt mắt
Đổ trà vào một lý nhỏ
Hình ảnh ly tra sau khi hoàn thành. Lưu ý là nên thưởng thức ngay sau khi hoàn thành để tận hưởng hương vị tốt nhất vì khi để quá lâu trà sẽ lắng xuống không còn ngon nữa
Để có 1 ly trà đầm đà hơn bạn nên pha với 3 muỗng cafe thay vì 1 muỗng như trước nhưng lượng nước không đổi, và pha tương tự như bước trên
Kết quả của 1 ly tra matcha đậm đặc
Văn hóa Nhật Bản luôn có những điều thú vị riêng, bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt khi tận hòa mình cả nhận. Nếu bạn thấy hay hãy share lên trang mạng xã hội, blog hoặc website của bạn để chúng tôi có thêm động lực